Hầu
hết mọi người đều không nhận ra là mình suy nghĩ tiêu, trừ khi có ý thức trong
việc tự kiểm tra suy nghĩ, hành động và phản ứng của bản thân. Quá trình tự
phân tích này khá đơn giản. Bạn chỉ cần tự hỏi: “Ý nghĩ này là tích cực hay
tiêu cực?”. Khi bạn không thể kiểm soát được tâm trí mình hay không thể chuyên
tâm vào điều mong muốn đạt được thông qua sức mạnh của trí tưởng tượng, thì những
phản ứng của bạn có nguy cơ rơi vào tiêu cực, thay vì tích cực.
Hãy
chú ý đến hiệu quả thiết thực của quy tắc vàng – công cụ giúp bạn suy nghĩ tích
cực. Rõ ràng, nếu quan tâm đến việc sống tốt với mọi người và tránh xa những điều
xấu thì tâm trí bạn sẽ không còn chỗ cho những suy nghĩ tiêu cực.
Khi
bạn bắt đầu việc thực hiện tinh thần vui sống lạc quan, những thói quen cũ thỉnh
thoảng vẫn sẽ chen vào. Bạn sẽ thấy những tư tưởng tiêu cực của mình ẩn nấp đâu
đó, sẵn sàng “tràn ra” khi bạn hé cánh cửa về hướng ấy. Bốn lý do sau có thể
bao quát những điều bạn thường gặp khi suy nghĩ tiêu cực xuất hiện:
-
Bạn cảm thấy
thương cho bản thân và không thể thoát ra khỏi nỗi day dứt ấy.
-
Bạn đang xét
đoán hoặc đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh hay môi trường sống của bạn.
Ví dụ: Những người nghiện rượu thường dùng cụm từ “uống
cho vưi đi nỗi buồn”, nghĩa là học đang bào chữa cho sự nghiện ngập của mình bằng
cách đổ lỗi cho hoàn cảnh.
-
Cái tôi của bạn
bị tổn thương hoặc bị hạ thấp, niềm kiêu hãnh của bạn bị hủy hoại.
-
Trong nhiều trường
hợp, điều rõ ràng nhất nhưng lại khó nhận ra nhất là bạn trở nên ích kỷ hơn với
bản thân và với người khác.
Càng luyện tập để có tinh thần sống tích cực, bạn
càng có khả năng nhận ra những tư tưởng tiêu cực khi chúng vừa mới manh nha.
Nhưng khi bắt đầu quá trình áp dụng thái độ sống tích cực vào sống tích cực vào
cuộc sống, bạn sẽ phụ thuộc vào những phân tích của ý thức hơn. Trong hầu hết
các trường hợp, những tư tưởng tiêu cực thường dễ bị phát hiện, vì chúng đi lệch
với quy tắc vàng, hoặc khiến cho bạn tự chê trách bản thân khi lúc nào cũng chuẩn
bị những suy nghĩ không mây tốt đẹp về những đánh giá, nhận xét của người khác
về mình.
Nếu trong tư tưởng của bạn có suy nghĩ rằng bạn
không làm chuyện gì ra hồn cả, hãy tự hỏi xem, bạn sẽ phản ứng ra sao nếu có một
người lạ trên đường bước đến và nói với bạn những lời y như vậy: Hãy đối xử với
những lời y như vậy. Hãy đối xử với những tư tưởng đó như với một người xa lạ.
Hãy bảo nó: “Mi không biết gì về năng lực của ta đâu. Mi hoàn toàn sai lầm khi
nói những lời như thế”.
Những tư tưởng tiêu cực xuất hiện trong tâm trí bạn
chính là “sản phẩm của quá khứ” mà bạn đã từ bỏ, chúng không liên quan gì đến
việc bạn là ai và muốn trở thành người như thế nào. Bạn hãy giải quyết chúng bằng
một liều thuốc giải độc có hiệu quả mạnh mẽ tức thì qua những suy nghĩ tích cực
về bản thân, về người khác và về hoàn cảnh xung quanh.
Thực hành tự kiểm để loại bỏ tư tưởng tiêu cực
Hãy lập một danh sách “Những bữa tiệc mà tôi sẽ
không tham dự” để sẵn trong túi hoặc ví:
-
Bữa tiệc tự
thương thân – Bạn cảm thấy bản thân mình thật đáng thương và tội nghiệp.
-
Bữa tiệc chối bỏ
trách nhiệm – Bạn tìm kiếm ai đó để đổ mọi lỗi lầm lên đầu họ.
-
Bữa tiệc tự kiêu
– Bạn phải chịu đựng cái tôi bị tổn thương.
-
Bữa tiệc tham
lam – Bạn trở thành người ích kỷ.
Hãy
nhẩm lại danh sách này mỗi khi bắt đầu một ngày mới. Mỗi khi có một ý tưởng
tiêu cực trỗi dậy, bạn hãy dành cho mình một phút và tự nói rằng: “Chuyện gì
đang diễn ra?”. Hãy xem lại những bữa tiệc mà bạn dứt khoát không tham dự. Có
phải một trong những bữa tiệc ấy đang xuất hiện trong thái độ sống của bạn
không? Khi đã xác định đúng đối tượng, bạn hãy trục xuất nó ra khỏi tâm trí.
QC: Dau goi moc toc